"Tình hình Biển Đông trong 15 năm qua đã trở nên ngày càng phức tạp. Trong khi tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết,ạtđộngvùngxámnguycơphủbónglênhợptácởBiểnĐôdự đoán xsmn cạnh tranh hàng hải đã mở rộng cả về phạm vi và mức độ, chi tiêu quốc phòng tăng nhanh, tâm lý hoài nghi sâu sắc hơn và số sự kiện ẩn chứa rủi ro gia tăng", Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt hôm nay phát biểu trong phiên khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15, do Học viện Ngoại giao phối hợp tổ chức tại TP HCM.
Ông Việt nhận định cạnh tranh tại khu vực đã lan rộng trên nhiều phương diện, trong đó có vùng nổi lẫn vùng chìm, đáy biển, vùng trời, ngoài không gian và không gian ảo với nhiều hậu quả tiềm tàng. Một trong những vấn đề gây lo ngại là các "vùng xám" nảy sinh trên biển.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt giải thích "vùng xám" là những mảng thiếu tính minh bạch, sự minh định chính xác và khả năng dự báo. Hoạt động "vùng xám" diễn ra trong giao thoa giữa những phạm trù khác nhau, giữa dân sự và quân sự, giữa hòa bình và xung đột, giữa hợp pháp và chưa được pháp luật quản lý, giữa đời thực và không gian mạng.
"Những hoạt động vùng xám đã làm gia tăng đáng kể rủi ro đối đầu, gây mất ổn định việc quản lý bằng luật pháp và trật tự khu vực. Hoạt động vùng xám làm xói mòn luật pháp quốc tế, niềm tin cũng như ý chí chính trị cần thiết cho hợp tác. Nếu không giải quyết phù hợp, hoạt động vùng xám sẽ phủ bóng tối lên triển vọng hợp tác, hòa bình và ổn định trên Biển Đông", ông Việt nhận định.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 tập hợp hơn 550 đại biểu tham dự trực tiếp và trực tuyến, trong đó gần 50 diễn giả là chuyên gia uy tín từ gần 20 nước và gần 70 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhận định chủ đề thảo luận năm nay "Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh", là rất quan trọng đối với bối cảnh hiện tại. "Thu hẹp vùng biển xám" hướng tới mục tiêu khiến không gian biển trở nên minh bạch và hòa bình hơn, trong khi chủ đề "Mở rộng vùng biển xanh" nhằm xác định những tiềm năng của biển và tương lai, thông qua việc thúc đẩy những thực tiễn tốt trong hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Nhìn lại vấn đề Biển Đông vài năm gần đây, các học giả cho rằng đã xuất hiện nhiều hoạt động "vùng xám" trên biển với sự tham gia chuẩn bị kỹ lưỡng của các bên, sử dụng các trang thiết bị tiên tiến như tàu thuyền hiện đại, vệ tinh, thiết bị bay không người lái để ghi hình và công bố các thông tin có lợi cho mình. Các biến cố do đó ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn vì mức độ can dự lớn hơn từ các bên, cũng như bản chất của những phương tiện tham gia vào sự kiện đã khác.
Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, phó giám đốc Học viện Ngoại giao, nhận định các sự kiện trên Biển Đông ngày càng có xu hướng xảy ra "theo kế hoạch" hơn là "ngoài dự tính". "Những biến cố có nguy cơ leo thang nhanh chóng, khó kiểm soát và trở thành khủng hoảng quốc tế", ông nhận xét.
Một ví dụ về "vùng xám" là sử dụng các lực lượng phi chính quy, tiêu biểu là các đội tàu dân quân biển, để thực hiện các hoạt động liên quan vũ lực trên biển. Việc yêu sách chủ quyền "đường đứt đoạn" mà Trung Quốc đơn phương vạch ra xuất hiện trong một số bộ phim cũng được coi là ví dụ về "vùng xám".
Tuy tồn tại nhiều căng thẳng, Biển Đông vẫn là khu vực mang lại nhiều cơ hội hợp tác tiềm năng, điển hình là hiệp định mới về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia mà Việt Nam là một trong những nước tham gia ký kết đầu tiên.
"Bài học giá trị nhất trong 15 năm qua là khi các nước nỗ lực hòa nhập và thực thi luật pháp quốc tế một cách chân thành, các bên sẽ có cơ hội cao hơn trong hợp tác, đối thoại với láng giềng và giải quyết những tuyên bố chủ quyền chồng lấn", ông Nguyễn Hùng Sơn nhận định.
Thanh Danh